Gardenner

0908 300 170
caotunglam1979@gmail.com
Follow Us: zalo

Tin tức

cây bông giấy

Đất trồng cây bông giấy

Cây hoa giấy là một loại cây leo mạnh mẽ, rất dễ thích nghi và phát triển....... Đọc thêm

cây bông giấy

Bón phân cây mai

Mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới,...... Đọc thêm

cây bông giấy

Mách bạn cách tưới nước cho lan hiệu quả

Một trong những điều “người chơi hệ lan” cần ghi nhớ đó là cách tưới nước...... Đọc thêm

cây bông giấy

Cách trồng và chăm sóc sen đá khi mới mua về

Sen đá là loài cây lâu năm thuộc họ bỏng, có dáng vẻ nhỏ và xinh xắn được dùng để đặt ở cửa sổ...... Đọc thêm

cây bông giấy

Cách chăm sóc cây sứ cảnh tại nhà

Một trong những điều thú vị đối với người trồng cây hoa Sứ là được ngắm những bông hoa...... Đọc thêm

cây bông giấy

QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY HOA HỒNG

Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25oC....... Đọc thêm

cây bông giấy

Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của cây thiên tuế, vạn tuế

Cây vạn tuế với tên đầy ý nghĩa, dáng cây sang trọng, uy nghi, đầy sức sống có tác dụng cải thiện và làm đẹp môi trường...... Đọc thêm

cây bông giấy

Ngày tết quê em

asdadas aads...... Đọc thêm

cây bông giấy

Ngày tết quê em

asdadas aads...... Đọc thêm

cây bông giấy

Ngày tết quê em

czvx...... Đọc thêm

cây bông giấy

Ngày tết quê em

czvx...... Đọc thêm

cây bông giấy

Hoa hồng

Hoa hồng trồng rất đẹp...... Đọc thêm

Đất trồng cây bông giấy

3. Đất trồng Cây hoa giấy là loại cây có nhu cầu nước vừa phải. Vì vậy, nó sẽ phát triển tốt nhất trong điều kiện nước vừa đủ. Để cây không bị ảnh hưởng bởi ngập úng, hãy đảm báo đất trồng có khả năng thoát nước tốt. Một số mẹo nhỏ để giúp đất thoát hơi nước tốt hơn như: Thêm cát, than bùn rêu, đá trân châu hoặc Vermiculite vào đất. Trồng cây trên sườn dốc hoặc đất có độ thoải. Thêm đá vôi vào đất để tăng độ pH hoặc lưu huỳnh để giảm độ pH khi cần thiết. Cây sẽ phát triển tốt nhất với đất có độ pH từ 5.5 đến 6.0. Nếu bạn trồng cây hoa giấy trong chậu, hãy lựa chọn đất có độ pH thích hợp ngay từ đầu.

Bón phân cây mai

2. Kỹ thuật bón phân 2.1 Mai trồng trên vườn, líp: * Bón lót khi trồng: Phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, sơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10 kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300 gr/gốc + 50-100gr lân Đầu Trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con. * Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần. Khi mai đã cho hoa ổn định: Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10 kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7 cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa. 2.2 Mai trồng trong chậu Tuỳ theo kích thước chậu, lượng bón có thể thay đổi từ 20-50 gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80 gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5 cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3 kg/chậu. * Sử dụng phân bón lá : Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai. Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là: Phân bón lá Đầu Trâu 501 thúc ra chồi ra lá, Đầu Trâu 701 thúc ra bông và Đầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá Đầu Trâu 005, Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh.

Mách bạn cách tưới nước cho lan hiệu quả

Đâu là những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách tưới cho lan? . Tưới nước cho lan đâu chỉ đúng thời điểm và liều lượng, còn rất nhiều yếu tố quan trọng khác cần bạn quan tâm để áp dụng đúng nhất: ✦ Yếu tố rễ cây (nếu cây giập hay đứt rễ thì cần tạm ngưng tưới vì rễ không thể hút nước, gây úng cây). ✦ Thời điểm mùa màng trong năm, căn cứ vào yếu tố thời tiết và nhiệt độ để xác định tần suất tưới cây phù hợp. ✦ Chủng loại lan (mỗi loại lan sẽ có độ ưa nước khác nhau). ✦ Chất lượng nước tưới phải đảm bảo sạch, không chứa độc tố, vi sinh vật. Lưu ý: nước phèn, nước lợ, nước mặn không thể tưới cho lan. ✦ Nơi trồng lan (ghép trên cây hay trồng trực tiếp vào chậu). ✦ Giai đoạn sinh trưởng của lan (mới trồng, đang ra hoa, trồng sau bao nhiêu năm,...)

Cách trồng và chăm sóc sen đá khi mới mua về

1Cách trồng sen đá Chuẩn bị: Trước khi bắt tay vào trồng sen đá các bạn cần chuẩn bị chậu trồng sen, nên chọn loại chậu có khả năng thoát nước vì sen đá vốn là loại cây chịu hạn tốt vì vậy nếu bạn để nó bị úng nước thì rễ cây sẽ bị úng thối. Ngoài ra bạn cần chọn đất trồng thông thoáng, bạn có thể trộn cát, sỏi, đất cát pha với thêm chút phân nữa là được. Cách trồng: Bước 1: Bỏ đất vào chậu đã chuẩn bị với lượng đất bằng khoảng 2/3 chậu. Bước 2: Cho cây sen đá vào chậu, một tay giữ cây đứng cố định còn một tay cho thêm đất vào đến khi đất đầy bằng miệng của chậu. Bước 3: Ấn nhẹ mặt đất để nén đất xuống cố định gốc cây.

Cách chăm sóc cây sứ cảnh tại nhà

Cách tưới nước cho cây sứ Mùa mưa hạn chế tưới nước tháng nắng phải tưới nước thường xuyên không nên nghĩ cây sứ ko cần nước như sài gòn trồng sứ trên sân thượng khí hậu càng nóng nên thường xuyên tưới nước một tuần thương tưới 2 đến 3 lần không nên nghĩ sứ không cần nước vì nó cần nuôi bộ gốc khi gốc cây mềm nhưng không thối là vì cây thiếu nước đây cũng là một cách chăm cây sứ cảnh. Tưới cây buổi sáng hay buổi chiều là tốt. Trong các nhà vườn sứ thường tưới nước vào buổi chiều, tưới trước 15h, sao cho chiều tối thì thân lá của các cây sứ đã khô ráo việc này ngược với cây hoa hồng khi cây hoa hồng thì tưới sáng sớm sẽ tốt hơn. Khi tưới thì tưới ướt đẫm thân lá của cây sứ luôn hay không. Cũng cần phân biệt khái niệm tưới và phun lá. Một số gia đình sử dụng bình phun để thực hiện việc tưới nước cho cây, nước chỉ phủ trên bề mặt đất không đủ cho cây, nếu cây sứ mới mua về bị thiếu nước, sẽ có hiện tượng lá vàng và rụng. Khi tưới phải tưới trực tiếp vào gốc, lượng nước vừa đủ. Nguồn nước tưới cũng cần được quan tâm, nước có độ pH trung tính (pH =6.25-6.5) là tốt nhất cho cây sứ. Các nhà vườn ở ta thường dùng nguồn nước tưới từ giếng khoan, rất ít hoặc hầu như không dùng nước thuỷ cục vì nước thủy cục, nước máy khá đắt nên không tiết kiệm được chi phí.

QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY HOA HỒNG

1- Đặc điểm chung - Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25oC. Là cây hoa lâu năm, nếu hồng ghép trên gốc hồng dại thì có thể cho thu hoạch bông tới 10 năm và hơn nữa. - Yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu hữu cơ và dinh dưỡng. Cây hoa hồng có thể trồng được quanh năm nhưng ở miền Bắc thích hợp nhất là vụ Xuân (tháng 2-3). - Mật độ thích hợp với hoa hồng cắt cành 70.000 - 80.000 gốc/ha. - Các giống tốt và phổ biến hiện nay: xanh Long Mỹ, đỏ Hà Lan, đỏ Ý, đỏ Pháp, cam, hồng, phấn, vàng trắng, cá vàng, trắng, tối.... 2- Bón phân Hoa hồng là cây cho giá trị kinh tế cao, vào thời kỳ thu hoạch rộ, mỗi ha trồng cắt cành thu khoảng 30.000 bông, cứ 2 ngày thu 1 lần. Thời điểm không rộ cho thu 10.000 bông/đợt. Do vậy hoa hồng cắt cành đòi hỏi lượng phân rất cao. Nhà vườn thâm canh hoa hồng cắt cành Đà Lạt thường đầu tư 20-30 triệu đồng tiền phân bón/ha/tháng. Việc bón phân cho hoa hồng ngoài việc phải đạt năng suất cao còn phải đạt màu sắc hoa đẹp, hoa lâu tàn và hương thơm. Tùy theo mức độ thâm canh, quy trình bón phân như sau: * Vườn hoa hồng cắt cành: a) Bón lót khi trồng (lượng bón cho 1.000m2) - Vôi bột hoặc đôlômít: 100-150kg. - Phân chuồng hoai: 4-6 tấn. b) Bón thúc cho gốc ghép (sau khi đặt gốc hồng dại): - Compomix: 20-30 kg/1.000m2/lần. Bón 5 lần, định kỳ 1 tháng/lần kết hợp làm cỏ, vun xới. c) Bón thúc sau khi ghép mắt: Sau trồng 6 tháng thì tiến hành ghép mắt, sau ghép 15 ngày sẽ hạ giàn và bón thúc + Thúc mầm lần 1 (sau khi ghép 30-35 ngày): 5-6 tấn phân chuồng hoai/công. + Thúc mầm lần 2 (sau ghép 45-50 ngày): 40-60 kg NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho 1.000m2 + Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh. + Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. + Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-0,5% để phun qua lá. + Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau: - Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. + Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên. * Vườn hoa hồng cắt cành: a) Bón lót (lượng bón cho mỗi m2 đất trước khi đặt bầu): 3-4kg phân chuồng hoai 2-3kg tro trấu Đất trồng Compost Đầu Trâu 50-100 g lân Đầu Trâu Kết hợp với thuốc phòng trừ kiến, mối và sùng. b) Bón thúc: thúc định kỳ 15-20 ngày/lần với lượng bón 40-60g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho mỗi m2 Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 1kg phân chuồng. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên. * Hồng trong bồn (chậu) a) Chuẩn bị đất trồng: Sử dụng đất Compost Đầu Trâu, bỏ vài viên gạch nhỏ ngay lổ thoát nước của chậu để tránh bí nước. Cho hỗn hợp đất này vào bồn (chậu) sau đó đặt bầu sao cho bề mặt bầu ngang với mặt đất và đạt 8/10 so với thành chậu, lèn chặt đất lại. b) Bón thúc định kỳ 20-30 ngày/lần với lượng: 30-50 g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu Lượng bón trên tính cho mỗi chậu (1-2 bụi), với bồn cần tăng lượng lên theo số lượng bụi. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên. Sau 2-3 tháng cần thay 1/3 đến 1/2 lượng đất cũ trong chậu (bồn) bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu. Cần moi đất quanh chậu và phía trên, tránh làm đứt rễ. Tưới nước ngay sau khi thay đất.

Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của cây thiên tuế, vạn tuế

Ý nghĩa phong thủy và tác dụng của cây thiên tuế, vạn tuế

Cây vạn tuế với tên đầy ý nghĩa, dáng cây sang trọng, uy nghi, đầy sức sống có tác dụng cải thiện và làm đẹp môi trường. Cây vạn tuế mang vóc dáng uy nghi, đẹp cổ kính với ý nghĩa mang lại sự bền vững trong sự nghiệp.

Theo phong thủy: cây vạn tuế có tác dụng cân bằng khí âm dương, cây được ví như các tráng sĩ đứng canh có nhiều công trình cổ kính hay công trình tâm linh thường dùng cây vạn tuế để làm đẹp và mang tính phong thủy cao.

Vạn tuế thuộc cây thân gỗ có thân hình trụ, thẳng sống lâu năm cao khoảng 2 – 4 mét, trên thân có nhiều vết sẹo để lại khi lá rụng dạng cây cọ. Cây vạn tuế đẹp, lá xanh tươi chứa đầy sức sống có tính kiên nhẫn và giàu tình cảm.

Lá cây vạn tuế thường được sử dụng để cắm hoa để tạo sự khỏe khoắn đối lập. Cây vạn tuế có ý nghĩa mang lại sự bền vững trong sự nghiệp, cây thiên tuế được cho là 10 năm mới nở hoa và hoa này mang rất nhiều tài lộc cho gia chủ.

Cách trồng và chăm sóc cây vạn tuế

Cây vạn tuế được nhân giống chủ yếu bằng 2 phương pháp:

+ nhân giống cây vạn tuế tự nhiên bằng hạt

Cách này an toàn nhất cây con có tỷ lệ sống cao khỏe mạnh tuy nhiên nhược điểm là cây vạn tuế rất ít ra hoa kết quả. Theo thông kê trung bình cây vạn tuế triên 10 năm tuổi mới bắt đầu ra hoa kết quả lứa đầu tiên.

+ nhân giống cây vạn tuế bằng phương pháp tách cây con

Cách này được sử dụng nhiều hơn cả tuy nhiên nên chọn cây mẹ khỏe mạnh xanh tốt để tránh cây con bị các bệnh do cây mẹ mang lại dẫn đến phát triển không tốt.

Cây vạn tuế khá dễ tính dễ trồng ưa ẩm loại đất nên sử dụng là đất thịt trộn với một chút phân động vật trộn đều đem ủ khoảng 10 ngày sau đó sử dụng đất này để trồng cây mới. Tuần tưới nước hai lần nếu muốn lá cây xanh tốt thì xịt nước trực tiếp lên lá cây hai lần/ngày.

Cây vạn tuế rất dễ trồng và chăm sóc vì cây sống khỏe mặc dù vậy cây có tốc độ sinh trưởng chậm. Tuy nhiên một vài tạp chí cảnh báo mọi người không nên tiếp xúc hoặc dùng tay bứt lá hạt vỏ cây vạn tuế vì có thể ngộ độc.

Cụ thể hợp chất alkaloid trong cây có thể gây ung thư và acid amin là nguyên nhân gây rối loạn thần kinh mãn tính ngay trong hạt vạn tuế còn có chất cikaxin độc tính rất cao. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi rất dễ gây ngộ độc cho con người và vật nuôi.

Ngày tết quê em


adsadas adada ada dada

Ngày tết quê em


adsadas adada ada dada

Ngày tết quê em

https://youtu.be/T7RrRlZmqm0?si=4mQR_SK9N7NAbAQ_

Ngày tết quê em

https://youtu.be/T7RrRlZmqm0?si=4mQR_SK9N7NAbAQ_

Hoa hồng

gọi tên tôi